Sổ đỏ là gì? Những thông tin có thể bạn chưa biết về sổ đỏ

Đăng ngày 11/06/2021

Theo quan niệm của người dân Việt Nam, sổ đỏ là từ họ thường sử dụng để gọi những loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Vậy cụ thể sổ đỏ là gì? Điều kiện và thủ tục cấp sổ đỏ ra sao? Tất cả sẽ được lý giải ở bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo!

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ (hay bìa đỏ/giấy đỏ) là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Loại giấy tờ này do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành. 

Theo như quy định của Chính phủ, sổ đỏ cấp cho khu vực ngoài đô thị (hay nông thôn). Loại đất này có thể được cấp sổ đỏ đa dạng bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, nuôi trồng thủy hải sản, làm nhà ở tại nông thôn. Hầu hết sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, vì vậy việc chuyển nhượng cần phải có chữ ký của những thành viên trên 18 tuổi. 

Sổ đổ, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng ĐấtSổ đỏ hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Đất Đai năm 2013:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. 

Những thông tin được ghi trên sổ đỏ

Theo Điều 3 của Thông tư 23/2014/TT-BTNTM, giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu đất, nhà ở hay các loại tài sản gắn liền với đất được phát hành theo một mẫu thống nhất. Nó được áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi loại đất, nhà ở, những loại tài sản khác gắn liền với đất

Giấy chứng nhận có 4 trang được in trên nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen cùng 1 trang bổ sung nền trắng. Kích thước mỗi trang là 190mm x 265mm gồm cả những nội dung theo quy định. Cụ thể như sau: 

Trang 1 

  • Quốc hiệu, Quốc huy cùng dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ;
  • “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” cùng với số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) bao gồm 02 chữ cái tiếng Việt, 6 chữ số, được in thành màu đen;
  • Dấu nổi từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 1 Của sổ đỏ

Trang 2

  • “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Bên trong có những thông tin về nhà ở, các công trình xây dựng khác,  thửa đất, rừng trồng, cây lâu năm, ghi chú;
  • Ngày, tháng, năm và tên cơ quan ký giấy chứng nhận;
  • Số để vào sổ cấp giấy chứng nhận.

Thông tin được in trên sổ đỏ được quy định rõ ràng 

Trang 3 của Giấy chứng nhận

  • “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
  • “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

Trang 4 của Giấy chứng nhận

  • Nội dung kế tiếp của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
  • Nội dung lưu ý dành cho người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

Trang bổ sung của Giấy chứng nhận

  • Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
  • Số hiệu thửa đất;
  • Số phát hành GCNQSDĐ;
  • Số vào sổ cấp GCNQSDĐ;
  • “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” giống như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Điều kiện cần thiết để được cấp sổ đỏ

Dưới đây là 2 trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp sổ đỏ, mời các bạn tham khảo:

Đủ điều kiện cấp sổ đỏ

Theo quy định tại Điều 99, chương VII của Luật Đất Đai năm 2013, các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với đất như sau: 

  • Bất cứ ai đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất Đai năm 2013; 
  • Những người được Nhà nước giao và cho thuê đất sau ngày Luật này được thi hành. 
  • Người được quyền chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng nhận cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn qua quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất nếu xử lý hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ; 
  • Người được dùng đất theo kết quả hòa giải thành công với tranh chấp đất đai, quyết định thi hành của cơ quan thi hành án, theo bản án hoặc quyết định của TAND hay quyết định giải quyết tranh chấp, tố cáo, khiếu nại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Đối tượng sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh tế;
  • Đối tượng mua nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;
  • Đối tượng được Nhà nước thanh lý, người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; 
  • Đối tượng sử dụng đất hợp thửa, tách thửa; nhóm người sử dụng đất hay các thành viên hộ gia đình, 2 vợ chồng, tổ chức sử dụng đất hợp nhất, chia tách quyền sử dụng đất hiện có;
  • Đối tượng sử dụng đất đề nghị cấp đổi hay cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Để được cấp sổ đỏ cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định

Không đủ điều kiện cấp sổ đỏ

Theo quy định của Chính phủ tại Điều 19, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2014, các trường hợp sau không được cấp giấy GCNQSDĐ: 

  • Tổ chức hay cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất quản lý theo quy định tại Điều 8, Luật Đất Đai năm 2013;
  • Đối tượng đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nằm trong quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đối tượng thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất. Ngoại trừ trường hợp thuê, thuê lại đất từ chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. 
  • Đối tượng nhận khoán đất trong những nông trường, doanh nông, lâm trường, lâm nghiệp, ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
  • Đối tượng đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản liên quan tới đất. 
  • Đối tượng sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khác nhưng đã có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Các tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các mục đích xây dựng công trình công cộng. Cụ thể như các công trình không nằm mục đích kinh doanh như: đường giao thông, công trình dẫn xăng, nước, dầu, khí, truyền dẫn thông tin, đường dây truyền tải điện, nghĩa trang, nghĩa địa, khu vui chơi giải trí,… 

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu 

Dựa theo khoản 1, Điều 8 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ sau: 

  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo mẫu số 04a/ĐK. 
  • Các loại chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, những giấy tờ có liên quan tới việc miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản đi kèm với đất (nếu có). 

Bên cạnh 2 loại giấy tờ trên còn tùy theo nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu tài sản đi cùng với đất. Thậm chí là cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất các bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ chứng minh như:

  • Nếu đăng ký quyền sử dụng đất cần nộp 1 trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 100 của Luật Đất Đai năm 2013.
  • Nếu đăng ký về quyền sở hữu tài sản đi kèm với đất thì cần có giấy tờ chứng minh (thông thường là nhà ở).
  • Nếu đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hay công trình xây dựng thì cần có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng. Ngoại trừ trường hợp trong giấy tờ đã có sơ đồ phù hợp với tình hình hiện tại của nhà ở, công trình xây dựng. 

Lưu ý: Căn cứ vào khoản 9, Điều 7 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, đối tượng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận có thể nộp bản sao hoặc bản chính các loại giấy tờ: 

  • Bản sao giấy tờ đã công chứng hay chứng thực theo quy định của pháp luật.
  • Bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính đi kèm để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và xác nhận.
  • Bản chính giấy tờ. 

Hồ sơ và thủ tục cần có để cấp sổ đỏ lần đầu

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, các bạn chỉ cần làm đúng theo thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đây:

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ

  • Cách 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đất khi có nhu cầu.
  • Cách 2: Không nộp ở UBND xã, phường, thị trấn
    • Trong trường hợp địa phương chưa thành lập bộ phận 1 cửa thì cá nhân, hộ gia đình cần nộp hồ sơ ở văn phòng đăng ký đất cấp huyện hoặc chi nhánh. 
    • Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận 1 cửa để tiếp nhận cũng như trả kết quả thủ tục hành chính, hãy nộp tại đó. 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ của người cần cấp sổ đỏ lần đầu

Bước 3: Giải quyết các yêu cầu

  • Khi nhận được thông báo từ chi cục thuế, cá nhân và hộ gia đình có nghĩa vụ đóng những khoản tiền theo thông báo bao gồm: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất (nếu có), phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
  • Nộp tiền xong, các bạn hãy giữ lại hóa đơn, chứng từ để xác nhận mình đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại kết quả.

Thời gian cấp Sổ đỏ 

Căn cứ theo khoản 40, Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết việc cấp sổ đỏ được quy định như sau: 

  • Không quá 30 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. 
  • Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ theo quy định của pháp luật. Khoảng thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian xem xét xử lý nếu sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trưng cầu giám định. 

Thời gian cấp sổ đỏ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết sổ đỏ là gì? Điều kiện cấp sổ đỏ? Hồ sơ và thủ tục cần có để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hy vọng thông tin này hữu ích cho các bạn!

Xem thêm: , , , , , , ,
Số điện thoại
0964.9999.62